Độc đáo kiến trúc Thánh đường Hồi giáo của người Chăm tại An Giang

15:19 | 05/07/2022 Print
Cộng đồng người Hồi giáo dân tộc Chăm An Giang, sống tập trung tại thị xã Tân Châu và huyện Châu Phú (An Giang). Hàng năm, họ có ba kỳ lễ lớn là: Lễ Roya Haji vào ngày 10/12 Hồi lịch; Lễ Ramadam (lễ ăn chay) kéo dài từ ngày 1 đến 30/9 Hồi lịch; Lễ sinh nhật của Giáo chủ Muhammed vào 12/3 Hồi lịch.

Hàng ngày, cộng đồng người Hồi giáo dân tộc Chăm ở An Giang đến thánh đường 5 lần để cầu nguyện, mỗi lần khoảng 15 phút. Riêng ngày thứ 6, tín đồ đến gần như đông đủ vào lúc 12 giờ trưa và tập trung nghe ông giáo cả đọc kinh trong vòng một giờ đồng hồ. Thánh đường của cộng đồng người Hồi giáo dân tộc Chăm ở An Giang là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, không chỉ là nơi đồng bào làm lễ cầu nguyện, mà còn ẩn chứa cả những tinh hoa kiến trúc của cộng đồng. Nền văn minh cũng như văn hóa của cộng đồng người Chăm, được tạo dựng bởi những con người đang sinh sống nơi đây.

Độc đáo kiến trúc Thánh đường Hồi giáo của người Chăm tại An Giang

Thánh đường Masjid AlNia’Mah Châu Phong ở ấp Phủm Xoài (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, không chỉ là nơi người Chăm làm lễ cầu nguyện, mà còn ẩn chứa cả những tinh hoa kiến trúc của cộng đồng.

Thoạt nhìn, những Thánh đường Hồi giáo của người Chăm luôn mang đến cho chúng ta cảm giác choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết khá lạ mắt và cũng không kém phần tinh tế.

Theo ông Mohamed Haji Zacky - Trưởng Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang, cho biết: “Thánh đường của đồng bào Chăm ở An Giang đều có biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết, cửa và nóc hình vòm, màu chủ đạo là xanh và trắng. Cửa chính của Thánh đường luôn hướng về phía Nam và thường không nằm cùng với cổng ra vào. Nghĩa là, nếu đi từ ngoài cổng vào, cửa chính của Thánh đường lại nằm bên tay trái, tay phải là một hồ nước rộng được thiết kế dành cho cộng đồng trong tháng ăn chay Rammadan”.

Độc đáo kiến trúc Thánh đường Hồi giáo của người Chăm tại An Giang

Thánh đường Mosque Jamiul Azhar ở ấp Châu Giang (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) là biểu tượng văn hóa của cư dân đạo Hồi An Giang choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết khá lạ mắt.

Thánh đường được thiết kế theo dạng một tòa nhà rộng, có những dãy hành lang dài hun hút, thẳng tắp. Bên trên dọc theo hành lang là những bức tường được trang trí các họa tiết cùng với những dòng chữ Chăm. Ở đó, rất nhiều cửa sổ được thiết kế song song và đều nhau, tạo cảm giác về sự khoáng đãng, cùng với vẻ hào phóng của tâm hồn người Chăm. Vì là nơi thường xuyên tập trung đông người đến cầu nguyện, nên Thánh đường cũng có khá nhiều cửa ra vào cùng các cây cột chắc chắn ở bên trong. Những chiếc cột theo dạng trụ tròn này được thiết kế to nhưng cân đối, đều đặn, nên tạo cho người ta cảm giác thoáng đãng.

Độc đáo kiến trúc Thánh đường Hồi giáo của người Chăm tại An Giang
Riêng ngày thứ 6, tín đồ đến gần như đông đủ vào lúc 12 giờ trưa và tập trung nghe ông giáo cả đọc kinh.

Bên trong, Thánh đường Hồi giáo của người Chăm lại được thiết kế khá đơn giản với một nơi thờ Thánh Alla duy nhất cùng một cuốn Kinh thánh để ở chính giữa. Bên phải cuốn Kinh thánh là một cánh cửa có bục ngồi để dành riêng cho những người đến sám tội với Thánh. Có thể nói, bên trong thánh đường là một không gian mở rộng khiến cho con người có cảm giác về sự hài hòa giữa đất trời.

Qua phà Châu Giang, Thánh đường Mosque Jamiul Azhar ở ấp Châu Giang (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) là biểu tượng văn hóa của cư dân đạo Hồi An Giang choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy và những họa tiết khá lạ mắt. Hiện ra trước mặt du khách là cổng chính thánh đường có hình vòng cung, phía trước, trên nóc có một tháp lớn hai tầng, nóc tháp hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Bốn góc trên nóc thánh đường đều có bốn tháp nhỏ, giữa nóc có hai tháp bầu tròn nhô cao. Từ cửa chính của Thánh đường trở ra hai bên, mỗi bên có hai vòm hình vòng cung nhọn đầu, mỗi vòm cách nhau khoảng 2,4m.

Theo Phó cả Tuan Haji Ahmath xã Châu Phong cho biết: “Vào trong thánh đường, du khách cũng lại một lần nữa ngạc nhiên. Bên trong Thánh đường, do đặc điểm của đạo Hồi nên không có tượng thờ bất kỳ vị thần thánh nào, nhưng phải có hậu tẩm, là nơi chức sắc đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ. Có Minbar là nơi thầy giảng giáo lý trong buổi lễ thứ sáu hàng tuần”. Với những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm màu sắc hồi giáo của người Chăm An Giang. Thánh đường Mosque Jamiul Azhar là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách gần xa.

Phương Nghi

© Thời báo Tài chính Việt Nam