Đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn thoát nghèo nhờ khai thác lợi thế bản địa
Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bản Lang mạnh dạn đầu tư chăn nuôi thủy sản để phát triển kinh tế. Ảnh: TL

Thu nhập cả trăm triệu đồng/năm

Từ hộ có điều kiện kinh tế khó khăn phải lo ăn từng bữa, nhờ được tiếp cận và phát huy tốt nguồn vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện, gia đình anh Tẩn Thanh Hương ở bản Sàng Giang (xã Bản Lang) đã trở thành một trong những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện.

Anh Hương chia sẻ: Năm 2013, gia đình tôi được vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện theo chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Từ số tiền đó, tôi đầu tư mua cây, con giống về trồng trọt, chăn nuôi. Đến năm 2019, gia đình tiếp tục vay 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy xay xát phục vụ chăn nuôi.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã khẳng định vai trò, vị trí trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình đã xây dựng, phát triển mô hình kinh tế chế biến nông sản kết hợp với chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả. Trừ chi phí mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng, giờ đây kinh tế gia đình thuộc hộ khá trong bản.

Hay như gia đình chị Lù Thị Tuấn ở bản Sàng Giang (xã Bản Lang), nhiều năm trước là hộ khó khăn của xã. Được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho chị Tuấn vay 81 triệu đồng từ chương trình cho vay xuất khẩu lao động. Đầu năm 2022, chồng chị Tuấn là anh Lý A Sang đã dùng số tiền đó để lo chi phí và hoàn thiện các thủ tục sang Nhật Bản làm việc theo diện xuất khẩu lao động với thời hạn 3 năm.

Chị Tuấn vui mừng nói: Từ nguồn vốn vay ưu đãi, chồng tôi có tiền đi xuất khẩu lao động. Không chỉ có việc làm ổn định với mức thu nhập 25 triệu đồng/tháng, mà số tiền chồng gửi về tôi còn đầu tư phát triển kinh tế, chăm lo cho cuộc sống, con cái ăn học. Nhờ đó, kinh tế gia đình ổn định, khá giả hơn.

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách thuộc 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhờ các chính sách tín dụng ưu đãi do Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai mà thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sự vào cuộc tích cực của các cấp

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn thoát nghèo nhờ khai thác lợi thế bản địa
Một góc thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ. Ảnh: TL

Ông Lê Quang Ngọc - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện cho biết: “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” là phương châm hoạt động của Phòng trong suốt 20 năm qua. Vì vậy, Phòng chú trọng triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ ủy thác cho vay, thành lập các các tổ tiết kiệm và vay vốn.

Mỗi khi triển khai cho vay đều bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn người có đủ điều kiện vay vốn. Các thủ tục, thông tin về các nguồn vốn vay được công khai đầy đủ để người nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận nguồn vốn.

Để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận tiện, giảm thời gian đi lại cho bà con Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai mở điểm giao dịch tại 100% các xã, thị trấn theo đúng cách thức “Giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”.

Từ các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến nay toàn huyện đã thành lập được 251 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 171 thôn, bản do các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác quản lý. Tổng nguồn vốn đạt 483.677 triệu đồng.

Bà Mai Thị Hồng Sim - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, UBND huyện luôn quan tâm hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ nguồn vốn này đã kịp thời hỗ trợ các đối tượng mạnh dạn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong giai đoạn 2002-2022, đã có 51.911 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn tín dụng chính sách, góp phần giúp cho 8.546 lượt hộ thoát nghèo, giúp hộ nghèo xây dựng được 1.382 ngôi nhà ổn định đời sống; xây dựng được 14.666 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 1.383 lượt học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học…

"Năm 2021, Phong Thổ có sản lượng lương thực đạt gần 37 nghìn tấn, trong đó quy hoạch vùng lúa chất lượng cao với quy mô hơn 193ha lúa tẻ râu và nếp tan; tổng giá trị sản xuất đạt gần 4.820 tỷ đồng. Vận động nhân dân chăm sóc vùng nguyên liệu mía hơn 64ha, gần 300ha chè, 1.000ha thảo quả; hơn 4.500ha cây ăn quả; phát triển đàn vật nuôi 210 nghìn con" - ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết.