Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28 đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng để phát triển sản xuất, cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào DTTS&MN.

Chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tích cực chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách đến người dân.

Hầu hết các nguồn vốn giải ngân đã đến đúng đối tượng thụ hưởng; vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Nhờ có vốn tín dụng ưu đãi, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn.

Bình Thuận: Chính sách đặc thù phát huy hiệu quả đối với việc phát kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
Đoàn khảo sát thực tế các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận là tỉnh gồm 35 thành phần dân tộc; trong đó, có 34 dân tộc thiểu số (DTTS), tập trung sinh sống ở 15 xã thuần và 32 thôn xen ghép thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh, với 104.066 người, chiếm gần 8,4% dân số của tỉnh.

Thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bình Thuận, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn, nhất là đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi luôn được triển khai thực hiện, đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của đồng bào ngày càng được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp tục được ổn định.

Bằng các nguồn lực của trung ương và địa phương, tỉnh đã đầu tư trên 1.200 tỷ đồng xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; đã cấp trên 15.000 ha đất sản xuất ( bình quân 01 ha/hộ); xây dựng 5.543 căn nhà cho hộ đồng bào DTTS; hỗ trợ lãi suất cho 3.160 hộ vay mua 4.680 con bò với giá trị vay hơn 22 tỷ đồng; thực hiện đầu tư ứng trước giống, vật tư, các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống với tổng giá trị 18,7 tỷ đồng/năm. Sự nghiệp giáo dục, y tế vùng đồng bào DTTS được chăm lo tốt hơn.

Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; có 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; 100% xã thuần đồng bào DTTS có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng…

Qua khảo sát, giám sát cho thấy, các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh. Thông qua việc lồng ghép thực hiện nhiều chương trình, dự án; hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã nghèo, nhất là về giao thông, thủy lợi,… tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh./.