Nam Cao (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) là xã đặc biệt khó khăn, có 10 xóm, gần 800 hộ, 4.400 nhân khẩu. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đồi núi chia cắt, độ dốc cao, đất dễ bị rửa trôi, bạc màu nên kinh tế nông nghiệp rất khó phát triển. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây nhưng chưa đem lại hiệu quả.

Quá trình canh tác cho thấy cây sả Java có thời gian sinh trưởng ngắn, 1 năm thu hoạch 6 - 7 lượt lá, năng suất đạt từ 10 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí lãi gần 60 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô.

Với quyết tâm tìm những mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2018, một số người dân xóm Nà Mon đưa cây sả Java về trồng tại địa phương để trưng cất tinh dầu, cùng nhau mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, từ đó đời sống của người dân nâng cao rõ rệt.

Sả là cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Ngoài ra, lá sả sau khi đã tách tinh dầu được bà con phơi khô để dùng đun lò trưng cất thay củi và dùng làm phân hữu cơ bón ngô, lúa, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

Cao Bằng: Kinh tế đồng bào dân tộc Sán Chỉ cải thiện nhờ trồng sả Java
Người dân Nà Mon thu hoạch sả Java. Ảnh: TL.

Chị Lý Thị Vinh ở xóm Nà Mon chia sẻ: "Trước đây, do đất canh tác chủ yếu là đồi dốc nên gia đình tôi chỉ trồng ngô nhưng kém hiệu quả, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Năm 2018, cùng với một số hộ dân trong xóm, tôi mạnh dạn đưa cây sả Java vào trồng gần 1 ha. Quá trình canh tác cho thấy cây sả Java có thời gian sinh trưởng ngắn, 1 năm thu hoạch 6 - 7 lượt lá, năng suất đạt từ 10 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí lãi gần 60 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô".

Sả Java cho thu hoạch tốt từ năm thứ 2 trở lên, một năm cho thu hoạch 5 - 6 lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 - 50 ngày nên tinh dầu sả có thể xuất bán liên tục quanh năm. Trung bình một nồi chưng cất 1 tấn lá, thu được khoảng 10 lít tinh dầu.

Nhận thấy cây sả Java đem lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích và xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Cao Ma Thị Đẹp cho biết, năm 2021, xã lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ bà con xóm Nà Mon 22 tấn giống để nhân rộng mô hình trồng sả Java, hỗ trợ 250 triệu đồng xây dựng 1 lò trưng cất tinh dầu. Tinh dầu sả ở Nam Cao chủ yếu xuất bán thô cho các thương lái. Hiện xã tăng cường vận động người dân các xóm lân cận mở rộng diện tích trồng sả Java trưng cất lấy tinh dầu.

Cao Bằng: Kinh tế đồng bào dân tộc Sán Chỉ cải thiện nhờ trồng sả Java
Đồng bào xóm Nà Mon chưng cất tinh dầu sả Java.

Sả Java cho thu hoạch tốt từ năm thứ 2 trở lên, một năm cho thu hoạch 5 - 6 lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 - 50 ngày nên tinh dầu sả có thể xuất bán liên tục quanh năm. Trung bình một nồi chưng cất 1 tấn lá, thu được khoảng 10 lít tinh dầu. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, từ 9 hộ trồng 5 ha, đến nay toàn xã có trên 100 hộ (chủ yếu ở xóm Nà Mon) chuyển đổi gần 97 ha đất trồng các loại cây giá trị kinh tế thấp sang trồng sả Java để trưng cất tinh dầu.

Ngoài ra, người dân góp vốn hơn 200 triệu đồng xây dựng 2 lò trưng cất tinh dầu. Mỗi năm, cả xã bán ra thị trường hơn 5,5 nghìn lít tinh dầu, thu về trên 1,8 tỷ đồng, hộ nhiều nhất đạt thu nhập trên 60 triệu đồng. Nhờ vậy hộ nghèo của xã giảm xuống còn 15,5%.

Mới đây, tại Chương trình Gala gặp mặt, giao lưu mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phí sau” năm 2023, ông Triệu Văn Hòn - dân tộc Sán Chỉ, Trưởng xóm Nà Mon, xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng), là điển hình tiên phong trồng và sản xuất tinh dầu cây sả Java.

Trưởng xóm Nà Mon Triệu Văn Hòn đã vận động 124/154 hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình trồng cây sả, diện tích đất trồng 97 ha, chưng cất được 7 tấn tinh dầu sả/năm, thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/năm, hộ ít nhất thu nhập 20 - 50 triệu đồng/năm, hộ nhiều nhất đạt 100 triệu đồng/năm. Năm 2023, ông là một trong 150 đại biểu có uy tín tiêu biểu, xuất sắc dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số./.