Ngân dài tiếng chiêng tre giữa núi rừng Tây Nguyên
Chiêng tre (còn gọi ching kram) là một sản phẩm âm nhạc độc đáo của dân tộc Ê Đê. Bộ chiêng tre thường có 5, 7, 9 chiếc hợp lại hoặc có khi 19 chiếc. |
Chiêng tre có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của cộng đồng Ê Đê bởi sự đơn giản trong diễn tấu và vật liệu dễ kiếm tìm. Đây là một sáng tạo nghệ thuật trong kho tàng nhạc cụ của người Ê Đê, dùng để diễn tấu trong nghi lễ truyền thống của buôn làng. |
Chiêng tre là món quà mà núi rừng Tây Nguyên đã ban tặng cho đồng bào dân tộc nơi đây. Với nhịp điệu vui tươi, rộn ràng, tiếng ching kram không chỉ đơn thuần để thư giãn, giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi mà đó còn là âm thanh kỳ diệu, linh thiêng kết nối tâm hồn con người với thần linh. Âm thanh của chiêng tre tuy gần gũi, mộc mạc nhưng khiến người nghe bị mê hoặc, muốn đắm mình vào những giai điệu của nứa tre, quên đi những bộn bề của cuộc sống. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy diễn tấu cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc cho đồng bào dân tộc ở xã Cư Pơng, huyện Krông Búk. |
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đồng bào
Tháng 11/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã phối hợp với UBND xã Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm của người Êđê tại buôn Drai H’ling và Khai giảng lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê. |
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án 6 - "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). |
Đây là một trong những bước quan trọng nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn tài nguyên văn hóa. |
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk trao tặng các trang thiết bị hỗ trợ hoạt động của Câu lạc bộ dệt thổ cẩm truyền thống. |
Duy trì bền vững không gian văn hóa cồng chiêng
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những lễ hội mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống rừng núi với nhạc cụ cồng chiêng độc đáo. |
Cồng và chiêng được ví von như những loại nhạc cụ làm bằng kim loại đồng sống đời với người dân vùng cao chất phác. |
Từ lâu, âm thanh cồng chiêng đã vang vọng khắp vùng đất Tây Nguyên, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người đồng bào dân tộc. |
Lễ hội Cồng chiêng là nơi để dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá không gian văn hóa dân tộc. |