Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, ngay sau khi trung ương triển khai chương trình, năm 2023, tỉnh Tuyên Quang đã thành lập Ban Chỉ đạo, tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, chú trọng lồng ghép với các chương trình, dự án khác.
Tuyên Quang đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản mà tỉnh có thế mạnh. Rất nhiều mô hình sản xuất đã ra đời và đạt được thành công, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Cụ thể, Tuyên Quang đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản mà tỉnh có thế mạnh. Rất nhiều mô hình sản xuất đã ra đời và đạt được thành công, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tuyên Quang: Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số |
Để tháo gỡ khó khăn, khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm chủ lực của tỉnh, theo ông Hoàng Anh Cương - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang, ngành Công thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, ngành Công thương sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tăng cường hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên tổ chức các chương trình hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Tuyên Quang, tích cực tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Theo đó, các sản phẩm được công nhận, xếp hạng OCOP của bà con vùng đồng bào dân tộc đã được ưu tiên giới thiệu trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa lên các sàn giao dịch điện tử, kết nối liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn trên các sàn thương mại điện tử như: Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…/.
Thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP, kết nối thị trường sản phẩm OCOP và nông sản của địa phương đến với khách hàng trong và ngoài tỉnh, tăng cường bán sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử; xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích chủ thể mạnh dạn tham gia Chương trình OCOP; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để tạo niềm tin với người tiêu dùng; kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đạt sao của các sản phẩm do doanh nghiệp không sản xuất hoặc sản xuất không bảo đảm tiêu chuẩn cũng như không có tiềm năng phát triển. |