10  Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại tỉnh Lai Châu
Huyện Sìn Hồ

Bảo tồn văn hóa truyền thống để thu hút du khách

Tuy được thiên nhiên ban tặng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lảnh, người dân hiền lành chăm chỉ, nhưng cuộc sống của 4 bản với 2.192 nhân khẩu là đồng bào Mông (chiếm 81%) của xã Sà Dề Phìn lại gặp không ít khó khăn, đặc biệt giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nguyên nhân một phần do khí hậu không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, phần khác là do trình độ dân trí hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi còn chưa hiệu quả.

Nhận thức rõ những hạn chế cũng như tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, huyện đã triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng, tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

Trước đó, cấp ủy chính quyền xã đã đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền với đồng bào và thế hệ trẻ nhận thức, tôn trọng bản sắc văn hóa, qua đó hình thành ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc; xác định chỉ làm tốt công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ thiên nhiên môi trường là cách tốt nhất để thu hút và níu chân du khách, cải thiện đời sống cho đồng bào nơi đây.

Từ năm 2019 đến nay, xã duy trì 5 câu lạc bộ văn hóa, thể thao, kết nối việc bảo tồn văn hóa dân tộc với các phong trào, văn nghệ của địa phương.

Chỉ với 3 năm triển khai ý tưởng khai thác tiềm năng, lợi thế để thu hút du lịch, dù mới nhưng thu nhập đồng bào nơi đây đã được nâng cao một bước, tạo đà đưa kinh tế địa phương đi lên. Cơ sở vật chất nhờ đó mà cũng được cải thiện, lễ hội truyền thống, nghề thủ công cơ bản được duy trì bảo tồn.

Lấy con người làm trung tâm

Để bà con trong yên tâm thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống, cấp ủy chính quyền xã thường xuyên động viên, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật. Huyện chủ động tìm các nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, huy động các nguồn vốn để bà con xây dựng sửa chữa nhà ở, tạo cảnh quan, mở rộng mô hình kinh tế, đào tạo nguồn lực, tiến tới phát triển du lịch văn hóa cộng đồng bền vững.

Các hội, đoàn thể xã như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên… đã hoạt động tích cực và đều có chương trình “lá lành đùm lá rách”; các gia đình hội viên khá hỗ trợ gia đình khó khăn, chia sẻ trách nhiệm chung với cộng đồng, xây dựng xã, bản văn hóa.

Xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ phát triển du lịch cộng đồng để thoát nghèo
Chị Sình Thị Cài, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ duy trì nghề nấu rượu ngô truyền thống.

Đồng bào ở đây cho biết, trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ thiên nhiên và làm du lịch, họ rất coi trọng thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Bà con trong bản cơ bản đồng thuận cao từ việc hiến đất làm đường, góp ngày công cải tạo cảnh quan và đặc biệt an ninh trật tự được bà con phối hợp cơ quan chức năng làm rất tốt.

Có thể thấy, người dân Sà Dề Phìn sau nhiều năm trăn trở tìm hướng thoát nghèo thì giờ đây đã tìm được hướng đi mới, trên cơ sở phát huy nền tảng văn hóa, lịch sử, cảnh quan … của quê hương, xứ sở, cùng sản phẩm nông nghiệp truyền thống, để phát triển du lịch cộng đồng bền vững, qua đó đời sống đồng bào vùng cao đang được cải thiện từng ngày.

Việc xây dựng bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên để làm du lịch, lấy du lịch làm trọng tâm phát triển kinh tế không mới với các địa phương trên cả nước. Nhiều nơi đã chuyển mình từ cách làm này, đồng bào đã có thu nhập cao, thường xuyên từ các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên với Sà Dề Phìn thì đây là việc làm rất mới, nên nhiều điều kiện còn chưa đảm bảo, cùng với khó khăn từ dịch Covid-19, nên có thể nói đây là những thách thức bước đầu người dân địa phương cần vượt qua./.