Từ xưa đến nay, chùa là nơi gắn bó với mỗi người dân Khmer từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi lìa xa trần thế, bởi với họ “sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”.

Bởi lẽ đó, đối với đồng bào Khmer việc đóng góp để xây dựng chùa được coi như một nhiệm vụ đảm bảo hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và vĩnh hằng của mỗi kiếp người trên chốn trần gian. Dù ngôi nhà sinh sống hàng ngày của người dân còn đơn sơ, nhưng đồng bào Khmer không tiếc công sức, sáng chế ra vật liệu để xây dựng nên những ngôi chùa nguy nga, đồ sộ giữa trung tâm phum, sóc.

Chùa Som Rong - Ngôi chùa nổi tiếng với tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam

Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer

Tọa lạc trên con đường Tôn Đức Thắng ở trung tâm TP. Sóc Trăng, Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, hay còn gọi là chùa Som Rong là công trình kiến trúc văn hóa Khmer độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Mái Chùa Som Rong có cấu trúc khá đặc biệt với 3 hệ thống mái chồng lên nhau theo khoảng cách nhất định. Ở mỗi góc của tầng mái có hình ảnh rồng, một biểu tượng trong văn hóa Khmer. Trên mái tiếp giáp với cột được trang trí bằng hình ảnh nữ thần Keynor làm tăng vẻ đẹp và uy nghi cho công trình.
Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Chùa Som Rong là một ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng bởi công trình Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ngoài trời, với kích thước dài 63m, cao 22,5m, đặt trên cao khoảng 28m so với mặt đất.
Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Bảo tháp tại chùa có 2 tầng, tầng trên lưu giữ tro cốt của các đại đức và trụ trì của chùa, trong khi tầng dưới lưu giữ hơn 400 lọ tro cốt của những người không có khả năng xây tháp riêng cho mình.

Chùa Sà Lôn - Kiến trúc “độc nhất vô nhị” ốp bằng chén, đĩa, sành sứ

Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer

Chùa Sà Lôn (tên Khmer là là Wath Sro Loun), hay còn gọi là Chùa Chén Kiểu, một trong những ngôi cổ tự có nét kiến trúc độc đáo nhất ở miền Tây Nam Bộ, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer

Chùa Chén Kiểu bắt đầu được xây dựng từ năm 1815. Trải qua thời gian chiến tranh, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường.
Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Các nghệ nhân Khmer đã khéo léo tận dụng chén, đĩa bằng gốm sứ để trang trí các bức tường, cột tháp, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa, ấn tượng.
Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai là “Chùa Chén Kiểu”.
Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Xung quanh chùa là tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng.
Chùa Sóc Trăng: Kiến trúc đậm tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Khmer
Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng là ngôi chùa duy nhất trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ được lọt top 3 trong “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo” năm 2022.