Cộng đồng dân tộc Khmer sinh tụ ở Nam Bộ từ lâu đời, đã kiến tạo một nền văn hóa rực rỡ. Chùa của người Khmer là nơi diễn ra các lễ hội lớn trong năm như: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Đôn ta, Lễ hội Ook Oom Bok và cũng là nơi tập trung bà con đến học giáo lý, học nghề...

Chùa Dơi hay còn được gọi là chùa Mã Tộc, tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, phường 3, TP. Sóc Trăng. Ngôi chùa có lịch sử hơn 400 năm tuổi và là biểu tượng của niềm tin tín ngưỡng trong cộng đồng người dân tại Sóc Trăng. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer. Chùa Dơi đã trở thành một địa điểm quen thuộc thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Chùa Dơi là ngôi chùa đầu tiên được xếp hạng Di tích Danh thắng cấp quốc gia tại Sóc Trăng
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Kiến trúc hội họa tại đây là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập cõi Niết bàn.
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Họa tiết tiêu biểu trong kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Khách tham quan thích thú chụp ảnh kỷ niệm với kiến trúc độc đáo tại Chùa Dơi.
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Mọi chi tiết tại chùa đều được tô điểm bằng những gam màu rực rỡ đặc sắc kiến trúc Khmer.
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Dơi trong khuôn viên của Chùa Dơi thuộc loài dơi quạ to, có trọng lượng dao động từ 0,7kg đến 1,5kg và sải cánh rộng lên đến 1,5m.
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Tư liệu chùa ghi lại một cá thể dơi có sải cánh cực lớn.
Sóc Trăng: “Chùa Dơi” 400 năm tuổi của đồng bào dân tộc Khmer
Nghĩa địa dành cho những con heo sau khi qua đời và truyền thuyết về loài heo 5 móng này vẫn được người dân truyền tai nhau.