Khóa huân tu lan tỏa tình yêu thương

Hiện tại, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh đang tổ chức Khóa huân tu tập trung Phật lịch 2567 dành cho chư tôn đức Tăng thành viên Ban Trị sự, Thường trực các ban chuyên môn, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP. Thủ Đức và 21 quận, huyện. Thời gian diễn ra đến 22/12/2023 (đến 10/11 năm Quý Mão).

Khóa huân tu, nơi trau dồi tu học và kết nối các thế hệ
Khóa huân tu, nơi trau dồi tu học và kết nối các thế hệ. Ảnh: T.L

Ban tổ chức cho biết, các thành viên tham gia khóa huân tu được chư tôn đức chỉ dạy từ thân giáo, khẩu giáo và ý giáo, trực tiếp hướng dẫn thực hành các thời khoá thiền môn, giữ gìn oai nghi tế hạnh của người xuất gia. Đặc biệt, họ cũng được những vị tôn túc lãnh đạo Giáo hội chia sẻ kinh nghiệm hành đạo là điều hạnh phúc nhất đối với chúng con khi tham dự Khóa huân tu tập trung lần này.

Người đứng đầu cơ sở tự viện

Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện và Phó Trưởng ban Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni. Trưởng ban Ban Quản trị tự viện do trụ trì đảm nhiệm.

Ngoài ra, khóa huân tu tập trung là sự kết nối giữa các thế hệ, đây cũng là cơ hội cho các vị tăng trẻ tiếp nhận trực tiếp kiến thức, kinh nghiệm từ chư tôn đức thế hệ trước truyền trao.

Việc được tu tập, sinh hoạt, công phu, công quả trong suốt tuần huân tu còn giúp các khoá sinh gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn từ cách làm việc cho đến đời sống. Đặc biệt, các bài học về thân giáo của chư tôn đức trong đời sống thường nhật thì không có trường lớp hay khoá tập huấn nào có thể dạy được.

Phổ biến hiến chương của Giáo hội

Tại khóa huân tu, Ban tổ chức cũng đã phổ biến Hiến chương sửa đổi lần thứ VII tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Hiến chương được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu việt của Hiến chương đầu tiên được Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước nhất trí thông qua năm 1981 và qua 6 lần tu chỉnh Hiến chương tại các kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc trước đó.

Khóa huân tu, nơi trau dồi tu học và kết nối các thế hệ
Việc học tập không chỉ qua sách vở mà còn qua cuộc sống thường nhật. Ảnh: T.L

Hiến chương quy định hệ thống tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 4 cấp (trước đó 3 cấp), bổ sung cấp cơ sở là Ban Quản trị chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường; quy định rõ tổ chức tôn giáo trực thuộc trong hệ thống tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ban Quản trị cơ sở tự viện quy địn trong Hiến chương

Là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội. Ban Quản trị cơ sở tự viện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại tự viện.

Hiến chương sửa đổi lần VII kiện toàn tổ chức và cụ thể hóa vai trò lãnh đạo tối cao của Hội đồng Chứng minh, là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và giới luật; xây dựng quy chế hoạt động, tiêu chuẩn hóa thành viên Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để nâng cao vị thế lãnh đạo.

Chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh đảm bảo sự thống nhất tổ chức Giáo hội giữa hai Hội đồng theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hiến chương cũng quy định độ tuổi thành viên Hội đồng Trị sự phải đảm bảo về độ tuổi không dưới 35 tuổi và không quá 75 tuổi; thành viên được giới thiệu tham gia Hội đồng Trị sự lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn hai nhiệm kỳ; thành viên tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia ít nhất 3 năm của nhiệm kỳ.

Nội dung của Hiến chương cũng có phần về độ tuổi tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh phải đảm bảo về độ tuổi không dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự lần đầu phải đảm bảo tối thiểu đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; thành viên tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 3 năm của nhiệm kỳ./.